Khối nhà chính được nâng lên cao để chống lụt lội, phần đế phía dưới thường bỏ trống, phòng khi nước lũ về bất chợt.

 

Bao bọc ngôi nhà là hàng rào tre và các cây cau trồng xen kẽ – hình ảnh quen thuộc và mang đậm dấu ấn địa phương. 

 

Vì nằm trong khu vực có địa hình thấp, thường xuyên xảy ra lụt nên khối nhà chính được nâng lên cao để chống lũ. Kết cấu này cũng giúp cân bằng tỷ lệ của công trình, tạo cảm giác thanh thoát hơn về hình khối. 

 

 

Do kết cấu phía dưới phải chịu tải nặng bởi khối nhà bên trên, nên số lượng cột chống được bố trí khá dày. Kiến trúc sư chọn cách bố trí hệ mái vòm ở mỗi nhịp, nhằm tạo sự liên kết và thẩm mỹ.

Khu vực này thường để trống, phòng khi nước lũ về bất chợt.

Không gian sinh hoạt chính được lấy cảm hứng từ kiến trúc phố cổ Hội An và phong cách nội thất Indochine, ưu tiên các vật liệu từ thiên nhiên và sản xuất thủ công như: đá mài, gạch gốm nung, gạch bông, gỗ tự nhiên, mây, tre…

Không gian sinh hoạt chính được lấy cảm hứng từ kiến trúc phố cổ Hội An và phong cách nội thất Indochine, ưu tiên các vật liệu từ thiên nhiên và sản xuất thủ công như: đá mài, gạch gốm nung, gạch bông, gỗ tự nhiên, mây, tre…

Nhóm thiết kế cũng tái sử dụng những đồ dùng nội thất cũ, nhằm gợi vẻ hoài cổ.

Hệ cửa ra vào và cửa sổ được bố trí dày và xen kẽ nhằm tối ưu ánh sáng và lưu thông không khí. Toàn bộ khu sinh hoạt chung gồm phòng khách – bếp – ăn không sử dụng vách ngăn, giúp gia tăng sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình.

Phòng ngủ có hai cửa sổ lấy sáng.

Phòng vệ sinh với sàn, tường, bồn rửa làm từ đá mài; khung gương soi bằng gỗ, gợi cảm giác gần gũi.

Công trình được hoàn thiện nội thất trong 5 tháng, chi phí không được tiết lộ.

 

Thu Hương
Đơn vị thiết kế: BOW.Atelier
Ảnh: DinhR