Cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển, nhiều gia chủ chọn sinh sống trong những ngôi nhà khang trang và rộng rãi. Ngoài chọn lựa hình thức kiến trúc sang trọng thì việc có một không gian sân vườn đẹp là nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, nhiều gia chủ mới chỉ quan tâm đến tính thẩm mĩ và công năng mà quên đi mất hoặc xem nhẹ yếu tố phong thủy sân vườn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn để nắm bắt được những điều lý thú và bổ ích.

Phong thủy sân vườn là gì?

Phong thủy nói chung là một học thuyết cổ đại được cho rằng bắt nguồn từ Trung Quốc. Sau đó, học thuyết này được lan truyền rộng rãi và phổ biến ở các nước Á Đông nói chung và cả Việt Nam nói riêng. Về ý nghĩa, “phong” tức là gió, không khí lưu thông và chuyển động. Còn “thủy” là nước (dòng nước) tượng trưng cho địa thế. Tuy nhiên phong thủy gộp lại thì không phải là từng yếu tổ đơn lẻ mà là tổng hợp rất nhiều yếu tố về địa thế, hướng, không khí xung quanh và có ảnh hưởng trực tiếp đến con người.

Phong thủy sân vườn cũng không ngoại lệ và là một phần trong cuộc sống ảnh hưởng tới vận mệnh của gia chủ. Trong toàn bộ không gian sân vườn cần phải được bố trí, sắp xếp các chi tiết hài hòa theo âm dương, ngũ hành. Chỉ khi sân vườn tạo được địa thế thuận lợi, không khí lưu thông, sinh khí dồi dào thì mới phát huy được tối đa ý nghĩa của phong thủy. Khi đó, gia chủ sẽ gặp vận mệnh tốt, gia đình hòa thuận, thành công và phát triển tốt trên con đường sự nghiệp.

Bố trí hướng sân vườn theo phong thủy

Hướng sân vườn được hiểu đơn giản là hướng chính mà người ta đi tới khuôn viên sân vườn đó. Mỗi một hướng sẽ có ý nghĩa khác nhau và thu hút, mang tới những nguồn năng lượng có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Theo phong thủy, các không gian sân vườn có thể bố trí theo các hướng tốt sau đây:

– Hướng Đông: là hướng mặt trời mọc nên mang vận khí khá tốt lành. Nếu làm sân vườn theo hướng này cần chú ý sự thống thoáng để thu hút năng lượng tốt, giúp gắn kết tình thân trong gia đình và nâng đỡ các mối quan hệ ngoài xã hội.

 

– Hướng Tây: được xem là hướng mang khí dữ đến cho sân vườn. Các gia chủ cần cân nhắc kĩ trước khi chọn đây là hướng chính cho khu vườn của nhà mình. Nếu không thể thay đổi hướng khác thì khu vực này cần sự yên tĩnh, cần trồng các cây có sức sống tốt và chậm phát triển.

– Hướng Nam: là hướng tốt nhất trong 4 hướng chính khi chọn là hướng chính bước vào sân vườn. Vì đây là hướng cát giúp mang lại nhiều năng lượng tích cực và may mắn cho gia chủ. Lối vào sân vườn theo hướng này không cần quá rộng nhưng vẫn cần đủ sự thông thoáng nhất định. Nếu không có điều kiện hoặc không thể làm theo hướng này thì gia chủ có thể tham khảo việc bố trí tượng chim phượng hoàng để thu hút dương khí cho công trình.

– Hướng Bắc: với sân vườn cần được bố trí lối vào rộng rãi bơi hướng này mang thiên hướng chậm và nặng nề. Lối đi nên bố trí thẳng hoặc hơi cong, cộng thêm việc trồng cây theo khóm dạng tre, trúc để giúp thu hút năng lượng tích cực. Ngoài ra có thể bố trí thêm hồ cá, đài phun nước hoặc thác nước… sẽ mang đến vận khí tốt.

Hướng sân vườn theo sơ đồ bát quái

Trong phong thủy cho sân vườn, hướng sân vườn tốt nhất là hướng Nam. Nhưng để tạt được sinh khí cực thịnh thì hướng chính này cần được xác định trúng với hướng của cung danh vọng. Sau khi xác định hướng sân vườn, đặt sơ đồ bát quái đồ lên trên bản vẽ sân vườn sao cho hướng của “cung danh vọng” của bát quái đồ trùng với hướng sân vườn. Sau đó sẽ xác định được hướng và ý nghĩa của các cung vị còn lại. Điều này tương ứng với từng lĩnh vực sinh hoạt khác nhau của mỗi gia đình.

 

Bát quát đồ giản lược bao gồm 8 cung cơ bản. Đặt bát quái đồ vào trung tâm công trình hoặc khu đất, khi bát quái đồ xoay quanh, cung danh vọng trùng với hướng sân vườn, ta sẽ biết cách sắp xếp bố trí sân vườn, các loại tiểu cảnh như sau:

– Cung danh vọng: Đây là nơi lý tưởng, phù hợp để tiếp đãi khách khứa hoặc trồng các loại hoa để tạo ấn tượng. Không nên sử dụng khu vực này vào bất kỳ việc gì mang tính cá nhân, riêng tư cần sự yên tĩnh.

– Cung tài lộc: là cung mang ý nghĩa thịnh vượng về vật chất, của cải, tiền tài. Có thể đặt nhà kho tại đây để cất giữ một số món đồ có giá trị. Cũng có thể là nơi ươm trồng hoa, cây cảnh để bán.

– Cung gia đạo: Với các gia đình có trẻ nhỏ, đây là góc thích hợp dành cho các bé vui chơi, hoạt đông. Khuyến khích bố trí một bãi cỏ rộng với thiết bị vui chơi và các tiểu cảnh thiết kế trẻ trung.

– Cung tri thức: Phần sân vườn thuộc cung này thích hợp là nơi đọc sách, học hành và các hoạt động phát triển cả trí tuệ lẫn tâm hồn.

– Cung sự nghiệp: khu vực này có thể là vị trí để gieo trồng các loại cây mới. Điều này tượng trưng cho việc phát triển liên tục các mầm sống mới, sự thăng tiến không ngừng trong công việc.

– Cung quan hệ: Thích hợp trồng các cây lâu năm, cây ăn quả hoặc là nơi sẻ chia, tâm tình gắn kết quan hệ của các thành viên trong gia đình.

– Cung sức khỏe: Là nơi rất lý tưởng để thư giãn, nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe sau những lúc làm việc căng thẳng, mệt moi. Nơi đây nên kết hợp đặt các tiểu cảnh nước: hồ cá, tác nước hay đài phun nước.

– Cung hoan hỷ: là khu vực vui trơi giải trí. Ở đây có thể đặt bàn trà, bàn tiếp khách để tiếp đãi bạn bè. Hoặc có một cách bố trí khác là làm hồ tắm lộ thiên.

 

 

Nguyên tắc thiết kế sân vườn theo phong thủy

Trước khi bắt tay vào thi công sân vườn thì cần trải qua công đoạn là lên ý tưởng hoặc thiết kế. Để không phạm phải những điều tối kỵ, thiết kế sân vườn theo phong thủy cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

Cân bằng năng lượng trong sân vườn

Với mọi công trình, sân vườn phía trước được coi như hướng của năng lượng dương. Và ngược lại sân vườn phía sau là biểu trưng của năng lượng âm. Cân bằng được năng lượng âm dương với toàn bộ công trình là rất quan trọng. Bất cứ ai cũng đều muốn gia đình có nhiều năng lượng đương, sinh khí tốt. Điều này đồng nghĩa với không gian mát mẻ, sáng sủa, cây cối tươi tốt và mang lại cảm giác nhẹ nhàng và thư thái.

Nếu không gian u án, ao tù, nước đọng, cây cối quá rậm rạm thì chứng tỏ nơi đây đang thịnh năng lượng âm. Việc bạn cần làm là, cung cấp thêm ánh sáng bằng việc cắt tỉa các loại cây hoặc thắp sáng bằng bố trí đèn điện. Các khu vực nước đọng cần được luân chuyển thay thế nguồn nước hoặc lấp đi nếu không còn phù hợp.

Cổng và hàng rào

Cổng nên được thiết kế cân xứng với kiến trúc của ngôi nhà. Cổng không nên quá rộng để tránh việc các luồng khí tràn vào quá nhanh. Cũng không nên bố trí cổng quá hẹp để ảnh hưởng đến việc tụ khí, khí xấu quẩn trong nhà không thoát ra được. Hướng mở cổng nên là hướng vào bên trong.

Lối đi sân vườn chuẩn phong thủy

 

Năng lượng dương, sinh khí sẽ đi vào từ cổng chính, mặt tiền của công trình rồi lan tỏa đến các khu vực khác nhau. Để thu hút được nhiều năng lượng tốt thì lối đi vào sân vườn cũng phải được tính toán cẩn thận. Khi thiết kế nên tránh làm các lối đi dạng đường thẳng tắp với những khúc cua nhọn. Bởi sinh khí tốt với sân vườn sẽ phải lưu thông theo đường uốn khúc quanh co. Việc tạo các lối đi dạng uốn lượn còn tạo cảm giác khu vườn rộng ra, có chiều sâu và cảm giác dễ chịu với mắt nhìn hơn.

Chọn vật liệu và kiểu dáng nên tránh các bề mặt gồ ghề, không bằng phẳng. Nên chọn lối đi làm bằng các loại vật liệu bên chắc, cững, trống trơn trượt và dễ đi lại. Các loại đá lát sân vườn, gạch lát sân vườn dạng tấm hình vuông hoặc chữ nhật nên lát theo dạng zigzag hoặc gợn sóng. Ngoài ra có thể trồng cỏ, hoa hai bên lối đi, khi phát triển sẽ che bớt các cạnh sắc nhọn của gạch và đá lát.

Phụ kiện sân vườn và vật trang trí

Với sự sáng tạo không ngừng và sự tiến bộ của khoa học công nghệ thì người ta càng ngày càng nghĩ ra nhiều loại phụ kiện và vật trang trí cho không gian sân vườn. Một số phụ kiện sân vườn có sẵn và rất dễ tìm mua như: các loại đèn sân vườn, tượng, bình gốm… Hoặc tham khảo một số vật trang trí khác rất dễ thực hiện như chậu hoa, giỏ hoa treo tường hoặc  giàn cây leo cũng rất phù hợp.

Một số gợi ý trang trí được nhiều người ưa chuộng như:

– Đặt tượng hoặc làm phù điêu hình sếu, rùa hay hươu trong vườn để mong muốn sức khỏe, tuổi thọ kéo dài.

– Đặt những bình gốm lớn với ý nghĩa mang lại sự may mắn và thu hút dương khí.

– Làm giàn leo ở những khu vực hành lang để tạo sự quyến rũ và cuốn hút hơn.

Kiêng kỵ phong thủy sân vườn cần tránh

Để hạn chế tối đa những điều không đúng theo phong thủy làm tiêu hao tài lộc, sức khỏe, may mắn, khi thiết kế cảnh quan sân vườn hay bố trí thi công tiểu cảnh, các gia chủ cũng cần phải biết và tránh một số điều kiêng kỵ sau:

– Phía trước nhà không nên trồng cây to đơn độc mà hãy trồng cây theo cặp cân đối hoặc theo số lẻ khoảng 3 – 5 – 7 cây.

– Không nên trồng cây mang nhiều âm khí như: bách, đa, liễu, thiên điểu…mà thay vào đó nên trồng các loại cây bổ trợ tăng cường dương khí như: cau, dừa, cam, chanh…

 

– Hòn non bộ tuyệt đối tránh đặt giữa nhà, quay theo các hướng Tây hoặc Tây Nam. Các yếu tố này dễ gây tiêu hao tiền của, gia đình lục đục, gia chủ khó thành đạt.

– Trong khu vườn nên hạn chế sử dụng các loại đá lởm chởm, có cạnh sắc nhọn, vừa nguy hiểm lại có thể gây xui xẻo và ảnh hưởng tới sức khỏe của gia chủ. Ngoài ra không nên đặt các tảng đá to sát nhà để tránh việc đè nặng lên tinh thần của các thành viên trong gia đình.

– Hạn chế tối đa sử dụng đá vôi để trang trí cảnh quan sân vườn, tiểu cảnh. Bởi đá vôi sẽ tích tụ nhiều âm khí, tà khí dẫn đến hậu quả gia đình lục đục ly tán, kiện tụng.

– Hóa giải vận đen bằng sư tử đá đặt trước sân nhà. Điều này cần tính toán cẩn thận về hướng, mệnh của gia chủ. Nếu thuận lợi sẽ giúp đón tài lộc, còn không hợp thì sẽ rước họa vào nhà.

 

Cách tạo thế “Huyền Vũ” cho sân vườn hợp phong thủy

Huyền Vũ với biểu tượng là con rùa, thể hiệu của việc có quý nhân, người giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần trong cuộc sống hàng ngày. Hoặc cũng có thể là phù trợ cho gia chủ tạo nên công danh sự nghiệp vẻ vang, con đường thăng tiến vượt bậc.

Theo nguyên tắc phong thủy căn bản thế Huyền Vũ mang ý niệm là “ỷ sơn, hướng hải” hiểu đơn giản tức là “tựa núi, nhìn sông”. Trong đô thị hiện đại, nhà cao tầng sẽ được xem như những ngọn núi và những con đường sẽ được ví như những dòng sông. Mặt tiền của mỗi ngôi nhà đều hướng ra phía đường. Nếu mặt sau không có núi, các công trình cao tầng khác thì công trình của bạn đang thiếu Huyền Vũ.

 

 

Để tạo ra thế Huyền Vũ trong phong thủy sân vườn có thể dùng một số cách sau:

– Thế đất của vườn sau phải bằng hoặc cao hơn thế đất ở sân phía trước. Tối kỵ việc đào hố sâu hoặc có cống lớn phía sau nhà.

– Xây tường hoặc trồng cây cao phía mặt sau công trình

– Bố trí đắp mô đất hình mai rùa hoặc đặt một con rùa đá hoặc tượng rừa bằng gốm, sành để làm biểu trưng của Huyền Vũ

– Nếu trường hợp không có diện tích đất ở mặt sau thì có thể bố trí treo tranh hình con rùa tại bức vạch hoặc đắp phù điêu rùa trên tường tại phần sau của căn nhà.

– Trường hợp cuối là nuôi và chăm sóc một con rùa, chỉ 1 con là đủ trong ngôi nhà của mình.